I. SINH HỌC CỦA
NẤM LINH CHI
1. Đặc điểm chung :
Linh Chi
thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Từ khi xác lập thành một chi
riêng, là Ganoderma Karst. (1881), đến nay tính ra có hơn 200 loài được ghi
nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45 thứ.
Ngoài việc
phân loại theo hình thái giải phẩu, còn có thể sắp xếp nấm Linh Chi dựa theo các
đặc điểm sau:
a/
Đặc điểm phát triển quả thể :
- Nhóm lưu
niên: một tai nấm phát triển trong nhiều năm.
- Nhóm hằng
niên; tai nấm phát triển từ 1-6 tháng
b/
Vị trí của nấm mọc trên cơ chất chủ :
- Nhóm mọc
cao: tai nấm mọc từ gốc lên đến ngọn cây
- Nhóm mọc
gần đất: nấm mọc từ gốc cây chủ
- Nhóm mọc
từ đất: tai nấm mọc từ rể cây hoặc xác mùn
c/ Nhiệt độ ra
nấm :
- Nhóm nhiệt
độ thấp: tai nấm mọc ở nhiệt độ 20- 23oC
- Nhóm nhiệt
độ trung bình: tai nấm mọc ở 24-26oC
- Nhóm nhiệt
độ cao: tai nấm mọc ở 27- 30oC
Vì vậy
cho thấy, Linh Chi không những đa dạng về chủng loại, mà còn đa dạng về cả sinh
thái. Đây là loại nấm mang tính toàn cầu (Patouillard, 1928; Moreau,
1953).
2. Hình thái
cấu tạo :
Nấm Linh Chi
có chung một đặc điểm là tai nấm hoá gỗ; mũ xoè tròn, bầu dục hoặc hình thận; có
cuống ngắn hoặc dài hay không cuống. Mặt trên mũ có vân đồng tâm và được phủ bởi
lớp sắc tố bóng láng như verni. Mặt dưới phẳng, màu trắng hoặc vàng; có nhiều lỗ
li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào tử nấm. Bào tử nấm dạng trứng cụt
với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra
ngoài.
Hình
1: Cấu tạo cắt ngang của tai nấm Linh Chi
Dựa theo
màu sắc mũ nấm, Lý Thời Trân (1590) phân biệt thành sáu loại Linh Chi với tên
gọi tương ứng: Linh Chi trắng (Bạch chi hay Ngọc chi), Linh Chi vàng (Hoàng chi
hay Kim chi), Linh Chi xanh (Thanh chi hay Long chi), Linh Chi đỏ (Xích chi hay
Hồng chi), Linh Chi tím ( Tử chi), Linh Chi đen (Hắc chi hay huyền chi).
II. DƯỢC TÍNH CỦA NẤM
LINH CHI
Tài
liệu cổ nhất nói tương đối cụ thể về khả năng trị liệu của Linh Chicũng của Lý
Thời Trân (1595). Theo tác giả, trong sáu loại Linh Chi thì mỗi loại có đặc tính
riêng:
Bảng 1 : Đặc điểm của Lục bảo Linh Chi theo Lý Thời Trân
TÊN
GỌI
|
MÀU
SẮC
|
ĐẶC
TÍNH
|
Thanh chi hay Long
chi
|
xanh
|
vị chua, tính bình,
không độc; chủ trị sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí
nhớ
|
Hồng chi, Xích chi hay
Đơn chi
|
đỏ
|
vị đắng, tính bình,
không độc; tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ trung, chữa trị tức
ngực
|
Hoàng chi hay Kim
chi
|
vàng
|
vị ngọt, tính bình,
không độc; an thần, ích tì khí
|
Bạch chi hay Ngọc
chi
|
trắng
|
vị cay, tính bình, không
độc; ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch
hơi.
|
Hắc chi hay Huyền
chi
|
đen
|
vị mặn, tính bình, không
độc; trị chứng bí tiểu, ích thận khí
|
Tử chi hay Mộc
chi
|
tím
|
vị ngọt, tính ôn, không
độc; trị đau nhức khớp xương, gân
coat
|
Theo Y học cổ truyền,
thì Linh Chi có những công dụng:
- Kiện não
(làm cho bộ óc tráng kiện)
- Bảo can
(bảo vệ gan)
- Cường tâm
(tăng sức cho tim)
- Kiện vị
(củng cố dạ dày, hệ tiêu hoá)
- Cường phế
(thêm sức cho phổi)
- Giải độc
(giải toả trạng thái nhiễm độc)
- Giải cảm
(giải toả trạng thái dị cảm)
- Trường
sinh (sống lâu, tăng tuổi thọ)
Trong khoảng
hai chục năm trở lại đây, nhiều khảo cứu trên thế giới tập trung phân tích và
tìm hiểu các thành phần hoá học có hoạt tính trong nấm Linh
Chi.
Bảng 2:Thành phần hoá
học của nấm Linh Chi (T.Quốc và V.Nam)
THÀNH
PHẦN
|
TÀI
LIỆU
|
PHÂN TÍCH CỦA VIỆT
| |
|
TRUNG QUỐC
(%)
|
Bột Linh Chi
(%)
|
Cao Linh Chi
(%)
|
Nước
Cellulose
Đạm tổng
số
Chất
béo
|
12- 13
54-
56
1,6-
2,1
1,9-
2
|
12-
13*
62-
63*
17,1*
5,0*
|
|
Hợp chất
Steroid
Hợp chất
Phenol
Chất
khử
Saponin toàn
phần
|
0,11-
0,16
0,08-
0,1
4-
5
|
1,15**
0,10**
0,30**
|
0,52**
0,40**
1,23**
|
(*) Viện Pasteur
TP.HCM (**) Phân viện Dược liệu
TP.HCM
Những nghiên cứu phân
tích kết hợp với lâm sàng ghi nhận ở bảng 3:
Bảng 3
: Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh Chi
NHÓM
CHẤT
|
HOẠT
CHẤT
|
HOẠT
TÍNH
|
Alcaloid
|
***
|
Trợ
tim
|
Polysaccharid
|
b-D-glucan
Ganoderan A, B,
C
D-
6
|
Chống ung thư, tăng tính
miễn dịch
Hạ đường
huyết
Tăng tổng hợp protein,
tăng chuyển hoá acid nucleic
|
Steroid
|
Ganodosteron
Lanosporeric acid
A
Lonosterol
|
Giải độc
gan
Ức chế sinh tổng
hợp Cholesterol
|
Triterpenoid
|
Ganodermic acid
Mf,T-O
Ganodermic acid R,
S
Ganoderic acid B,D,F,H,
K,S,Y...
Ganodermadiol
Ganosporelacton A,
B
Lucidon
A
Lucidol
|
Ưc chế sinh tổng hợp
Cholesterol
Ưc chế giải phóng
Histamin*
Hạ huyết áp, ức chế
ACE**
Chống khối
u
Bảo vệ
gan
|
Nucleosid
|
Adenosin dẫn
suất
|
Ức chế kết dính tiểu
cầu, thư giản cơ, giãm đau
|
Protein
|
Lingzhi -
8
|
Chống dị ứng phổ rộng,
điều hoà miễn dịch
|
Acid
béo
|
Oleic
acid
|
Ưc chế giải phóng
Histamin
|
(*) Histamin (từ acid
amin histidin mất nhóm -COOH) có tác động làm dãn và tăng tính thấm của mao
mạch, tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim, co thắt cơ trơn và gây ngộp thở ( ở
người hen suyển), kích thích thần kinh, gây đau ngứa, gây dãn mạch, nhức đầu,
ức chế hiện tượng thực bào của bạch cầu trung tính, ức chế tạo kháng thể của
bạch cầu lymphocyte B và lymphokine của tế bào T.
(**) ACE (Angiotension
Converting Enzym): sự ức chế enzym này liên quan đến tác dụng hạ huyết
áp.
Trong đó,
hai nhóm được quan tâm nhiều nhất là polysaccharid và triterpenoid.
Polysaccharid gồm 2 loại chính :
GL-A: Gal: Glu: Rham:
Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da
GL-B: Glu: Rham: Xyl
(6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da
GL-A có
thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành phần chính là
Glu, nên gọi là Glucan.
b (1-3)
-D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ rệt
(Kishida & al., 1988).
Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh Chi dùng điều trị ung thư đã được công nhận
sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, Cty Kureha Chemical Industry sản xuất chế
phẩm trích từ Linh Chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Cty Teikoko
Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh Chi có gốc glucoprotein làm chất ức
chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ
Linh Chi chất mucopolysaccharid dùng chống ung thư.
Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức
chế sự giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng
gan. Hiện nay, đã tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó
ganodosteron được xem là chất kích thích hoạt động của gan và bảo vệ
gan.
Theo B. K.
Kim, H. W. Kim & E. C. Choi (1994), thì dịch chiết nước và methanol của quả
thể Linh Chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào
lympho T của người nhiễm HIV-1. Phân đoạn hổn hợp methanol (A) kháng virus rất
mạnh. Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm
(G)... đều có tác dụng kháng virus tốt.
Phân tích
thành phần nguyên tố của nấm Linh Chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều nguyên tố
(khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan chặt chẻ
với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc biệt là
giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn
cuối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét