Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

1 Tổng quan về nấm Linh Chi
Hình 1: Nấm Linh Chi
 Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong sách "Thần nông bản thảo" - một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa bệnh của linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác như thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v... Xưa kia linh chi chỉ được khai thác trong thiên nhiên nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền. Giá một lạng linh chi còn đắt hơn một lạng vàng ròng nên chỉ dành để tiến vua, chúa hoặc bán cho những người giàu có.
Linh chi (Ganoderma) có chu trình sống giống các loại nấm đảm khác, vị trí phân loại như sau:


Ngành: Eumycote
-         Bộ: Polyporales
-         Chi: Ganoderma
-         Lớp: Basidiomycetes
-         Họ: Ganodermataceae
-         Loài: Ganoderma lucidum
Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.

Cổ linh chi:
Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.
Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài khác nhau.
Hình 2: Cổ linh chi
Linh chi:
Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.
Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất nhiều loài khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau:
-         Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
-         Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
-         Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
-         Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
-         Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
-         Loại có màu tím gọi là Tử chi.
Ði đầu về trồng nấm Linh Chi là các nhà khoa học Nhật Bản, năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Viện Dược liệu - Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Ðại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Ðồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của Xí nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988.
Ngày nay nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ... đã sản xuất nấm cùng các chế phẩm linh chi làm thuốc và thực phẩm dưỡng sinh.
Chất lượng của nấm linh chi trồng phụ thuộc vào 2 điều kiện chính, đó là:
- Giống thuần chủng, không bị lai tạp.
Thành phần dinh dưỡng và điều kiện môi trường cho nấm sinh sản phát triển (đây là bí mật công nghệ của từng nhà sản xuất). Có 2 loại giá thể chính để trồng nấm linh chi là mạt cưa và khúc gỗ chôn xuống đất. Ở Việt Nam người ta trồng linh chi bằng mạt cưa cao su đựng trong túi.
Ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản người ta trồng linh chi bằng khúc gỗ chôn dưới đất, sau 6-7 tháng sẽ thu hoạch, nấm có đường kính lớn, mỗi cây nấm sau khi sấy khô đạt 200-400g (loại to).
Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhân Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân cốt… Nấm Linh Chi được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên.
Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau:
-  Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn)
-         Bảo can (bảo vệ gan)
-         Cường tâm (thêm sức cho tim)
-         Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá)
-         Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp)
-         Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc)
-         Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm)
-         Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ).
Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh:
* Đối với bệnh về hệ tim mạch:
     Nấm Linh Chi có tác dụng điều hoà, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein tỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt tim.


* Đối với các bệnh về hô hấp:
     Nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn.
* Đối với hệ tuần hoàn:
     Ổn định huyết áp, lọc sạch máu tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt, làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá
Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các tác giả ở Đài Loan dùng Linh Chi trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt - khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD.
Để sử dụng nấm Linh Chi chữa bệnh, người ta thường dùng một số cách như sau:
Cách sử dụng:
* Thái lát:
(Cách này phổ biến nhất)
 Cho 50g Linh chi và 1 ít Cam Thảo vào ấm đun cùng với 1L nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 0.8L thì ta được nước đầu tiên. Sử dụng lại 2 - 3 lần.
Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
* Nghiền thành bột:
Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.(Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan  của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất  theo khuyến cáo của các nhà khoa học.)
* Ngâm rượu:
Thái lát trước khi ngâm. Ngâm 100g Linh Chi với 2L rượu loại ngon. Sau 1 tháng có thể sử dụng. Nên ngâm kết hợp với Táo tàu và mật ong để tăng hương vị.
2 Tình hình phát triển trồng nấm trên thế giới:
Hiện nay, bên cạnh một số nấm được nuôi trồng truyền thống lâu đời ở châu Âu, châu Mỹ, còn nhiều loại nấm ăn được nghiên cứu nuôi trồng làm thực phẩm. Nếu tính về sản lượng thì tốc độ tăng hàng năm. Nấm trồng không những là sản phẩm của các nước nông nghiệp, mà còn phát triển ở các nước công nghiệp.. Ở châu Âu, nghệ trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Năm 1983, Pháp sản xuất được 200.000 tấn nấm tươi nhưng chỉ có khoảng 6000 người trồng.
Nhật là nước có sản lượng nấm cao nhất thế giới. Ở châu Á, trồng nấm còn mang tính thủ công nhiều, năng suất không cao, chủ yếu sản xuất ở qui mô gia đình với số đông nên tổng sản lượng lớn. Chỉ trong 10 năm, diện tích trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần, từ 13.200 m2 năm 1957 đến hơn 12 triệu m2 năm 1967. Trung Quốc bắt đầu trồng nấm từ năm 1973, nhưng đến năm 1980 diện tích đã đạt 20 triệu m2 và sản lượng đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong 20 năm trở lại đây.
3 Tình hình phát triển nấm ở Việt Nam và tiềm năng:
Sự phát triển của nghề trồng nấm có nhiều nguyên nhân, như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hình thành các hiệp hội nấm. Tuy nhiên vấn đề chủ yếu vẫn là hiệu quả của nấm trồng. Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của ngành nông, công nghiệp như bã mía, bông thải, mạt cưa… ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác, nhưng sản phẩm lại là nguồn thực – dược phẩm rất quí.
Ngành nuôi trồng nấm hiện nay rất dễ phát triển vì các lý do sau:
-         Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lạnh và tháng nóng không nhiều lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Điều kiện độ ẩm cao thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm thấp nhất trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không nhỏ hơn 80%.
-         Nguồn nguyên liệu dồi dào, mỗi năm khai thác khoảng 3,5 triệu m3, nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp lượng mạt cưa khổng lồ cho ngành trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp (cùi ngô), bã mía, bông thải…
-         Lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80% dân số cả nước), nếu tham gia trồng nấm thì sản lượng sẽ rất lớn.
-         Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (Tp HCM), Long An… hoặc đang phát triển nghề nấm như Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Khánh, Hóc Môn (Tp HCM)…bên cạnh một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng.
-         Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu với lợi nhuận tương đối, khả dĩ khuyến khích được người trồng nấm.
Tóm lại, phát triển ngành trồng nấm ở nước ta hiện nay là điều tất yếu. Nó không chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy nhiên để nghề trồng nấm nhanh chóng phát triển ở nước ta, bên cạnh sự vận động theo nhu cầu xã hội, cần có nhiều đầu tư về mặt khoa học như giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, vấn đề phòng bệnh, chế biến sản phẩm, cung cấp thông tin cũng như huấn luyện kỹ thuật trồng nấm và nhất là có chính sách ưu đãi cho người trồng nấm như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế…
 4 Tác dụng của nấm Linh Chi
Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung thư.
Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời.
Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả năng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào?
Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm… Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể?
Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng!

Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét