Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015


Trồng nấm rơm

I/ SƠ LƯỢC NGHỀ TRỒNG NẤM
Nghề trồng và sản xuất nấm đã hình thành và phát rất lâu trên thế giới.
Dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của các loại nấm đã làm gia tăng giá trị của loại sản phẩm này.
Những loại nấm sử dụng làm dược liệu như linh chi, đông cô, nấm bào ngư, nấm chân chim,…
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Cùng với sự phát triển của KHKT, nấm ăn đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm.
Ở Châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn, được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao.
Ở Châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao. Tuy nhiên, sản xuất qui mô gia đình nhưng nhiều hộ cùng sản xuất, do đó sản lượng cung ứng ra thị trường nhiều.

II/ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Hơn mười năm trở lại đây trồng nấm thực sự là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê sản lượng nấm sản xuất ở phía Bắc cho thấy tốc độ phát triển của ngành nấm tăng nhanh, năm 2005 đã đạt khoảng 50.000 tấn, gấp mười lần năm 1995, nếu tính cả sản lượng của các tỉnh phía nam thì năm 2005 sản lượng nấm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, xuất khẩu 50 – 60.000 tấn. Hiện nay giá nấm tươi trên thị trường nội địa rất cao, nấm mở 30 – 40.000 đ/kg, nấm sò (nấm bào ngư) 15 – 20.000đ/kg, so với giá thực phẩm của thời kì cúm gia cầm, LMLM trên gia súc, cua cá lên giá cao, thì nấm là một loại thực phẩm an toàn giàu chất dinh dưỡng tỏ ra phù hợp với nguời tiêu dùng. Sản lượng nấm thế giới mỗi năm đạt khoảng 20 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm ½ số này. Nấm mở muối và nấm hộp của Trung Quốc đang xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới (giá từ 1.300 – 1.500 USD/tấn), nhiều nhà máy của họ có nhu cầu mua nấm của Việt Nam. Có thị trường lớn đó là lợi thế cho ngành nấm tăng tốc.

III/ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM Ở VIỆT NAM
- Điều kiện tự nhiên ưu đãi, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng và lạnh không lớn nên có thể trồng nấm quanh năm.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhất là rơm.
- Có lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông.
- Có truyền thống trồng nấm lâu năm.
- Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu cho năng suất và lợi nhuận cao.

IV/ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN
- Các loài nấm hiện nay là một loại rau cao cấp, sạch, đầy đủ dinh dưỡng (đạm, đường, khoáng và vitamin).
- Các loại nấm có đầy đủ acid amin (có 9 loại thiết yếu cho người).
- Hàm lượng đạm thay đồi tuỳ loại nấm: cao nhất là nấm trắng 24 – 44%; thấp nhất là nấm mèo 4 – 9%.
- Hàm lượng đường thay đổi từ 3 -28% trọng lượng tươi.
- Các vitamin như B, C, K, A, D, E,…trong đó nhiều nhất là sinh tố B.
Các loại nấm rất giàu khoáng (nấm rơm rất giàu Kali, Natri, Calci, Phosphat, Magiê,...).


Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn (FAO, 1972)

Thành phần
(/100 g nấm khô)
Loại nấm
N. rơm
N. mèo
N. bào ngư
N. đông cô
N. mỡ
Độ ẩm
90.1
87.1
90.8
91.8
88.7
Protein thô (N x 4.38)
21.2
7.7
30.4
13.4
23.9
Carbohydrate (g)
58.6
87.6
57.6
78
60.1
Béo (g)
10.1
0.8
2.2
4.9
8
Xơ (g)
11.1
14
9.8
7.3
8
Tro (g)
10.1
3.9
9.8
3.7
8
Calci (mg)
71
239
33
98
71
Phospho (mg)
677
256
1348
476
912
Sắt (mg)
17.1
64.5
15.2
8.5
8.8
Natri (mg)
374
72
837
61
106
Kali (mg)
3455
984
3793
-
2850
Vit B1 (mg)
1.2
0.2
4.8
7.8
8.9
Vit B2 (mg)
3.3
0.6
4.7
4.9
3.7
Vit PP (mg)
91.9
4.7
108.7
54.9
42.5
Vit C (mg)
20.2
0
0
0
26.5
Năng lượng (kcal)
39.6
347
345
392
381

V/ GIÁ TRỊ TRONG Y HỌC
§  Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể :
Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
§  Kháng ung thư và virus.
§  Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch.
§  Giải độc và bảo vệ tế bào gan.
§  Kiện tỳ dưỡng vị.
§  Hạ đường máu và chống phóng xạ.

§  Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét