NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ TRỒNG NẤM
1. MÙN CƯA, RƠM RẠ, BÃ MÍA, CÙI BẮP:
Mùn cưa các loại cây gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố như
mùn cưa cây cao su, mùn cưa cây keo…Rơm rạ từ cây lúa, bã mía, cùi bắp từ cây ngô...
Rơm rạ
Bã mía
Cùi bắp
1. 2.
CÁC NGUỒN DINHDƯỠNG:
Nấm nói chung
và các loại nấm ăn nói riêng chủ yếu sống dị dưỡng nhờ có hệ men phân giải
tương đối mạnh, giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như chất
xơ, chất đường, bột, chất mộc,.... Với cấu trúc dạng sợi, tơ nấm len lỏi sâu
vào trong cơ chất (rơm rạ, mùn cưa, gỗ…) hấp thụ thức ăn để nuôi toàn bộ cơ thể
nấm.
Chất đường:
- Trong quá
trình sinh trưởng và phát triển, nấm cần nguồn đường, bột rất lớn, thường sử dụng
nhất là bột bắp và cám gạo.
- Nấm sử dụng
chất đường, bột để tổng hợp sinh khối, bao gồm các thành phần cấu tạo nên sợi nấm
và các hợp chất liên quan đến hoạt động sống. Nói chung nấm cần chất đường, bột
như là yếu tố bắt buộc không thể thiếu, nếu không có nó nấm không thể sinh trưởng
và phát triển được.
Chất đạm:
Chất đạm là nguồn
dinh dưỡng không thể thiếu được ở nấm.
- Nguồn đạm hữu
cơ dùng trong trồng nấm như bánh dầu, bã đậu nành,......
- Nguồn đạm vô
cơ dùng trong trồng nấm như phân urê, phân sunphat amôn (SA), diamôn phốt phát
(DAP)…
Chất khoáng và
vitamin
- Vitamin để hệ
sợi nấm phát triển là vitamin B1, vitamin B6, vitamin H.
- Các chất
khoáng đa lượng: Nấm cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng đa lượng như phốt
pho (P), kali (K), canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg)….. Ví dụ như: phân lân
cung cấp phốt pho, phân kali cung cấp nguyên tố kali, hoặc phân hỗn hợp NPK
cung cấp cả đạm, phốt pho và kali.
- Các nguyên tố
vi lượng như: sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), bor (Bo)…. Nấm cần vi lượng với
một tỷ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu được.
1. 3. VÔI BỘT: dùng để khử trùng môi trường trồng nấm
như nhà xưởng, trại nấm, nhà trồng…
Vôi bột
1. 4. GĂNG TAY CAO SU: dùng khi khử trùng nhà xưởng, lán trại,
mội trường nuôi trồng nấm
Găng tay cao su
1. 5. CHẬU NHỰA: dùng để pha dung dịch khử trùng nhà
xưởng, lán trại, môi trường trồng nấm…
Chậu nhựa
1.
6. BÌNH TƯỚI:
Sử dụng 2 loại
bình tưới sau:
- Bình tưới có vòi phun sương: Dùng để tưới
nước nấm trong quá trình trồng nấm.
- Bình tưới có vòi sen: dùng để chứa nước
bổ sung độ ẩm nguyên liệu trong quá trình xử lý.
Bình tưới có vòi phun sương
Bình tưới có vòi sen
1.
7. TÚI NILONG HOẶC TÚI NILONG CHỊU NHIỆT
Túi nilon: 19 x 38cm, 25x35cm hoặc PP
chịu nhiệt, có thể gấp đáy vuông. Dùng để đóng mùn cưa hoặc rơm rạ, bông phế thải
vào bịch để trồng nấm
Túi nilông chịu nhiệt
1.
8. CỔ NHỰA, NÚT NHỰA:
-
Cổ nhựa: để làm cổ túi giá thể: có đường kính
3cm, chiều cao 4cm, ngoài ra có thể sử dụng giấy carton thay thế cổ nhựa.
-
Nút nhựa: dùng để đậy nắp túi giá thể khi khử
trùng, nắp nhựa có đường kính 5cm, chiều cao 5cm, nếu không có nắp nhựa ta có thể
dùng nilon.
Cổ, nút nhựa
1.
9. MEO GIỐNG: dùng để cấy vào bịch phôi để tạo ra
cây nấm trong quá trình trồng
Meo giống hạt thóc
1.
10. DÙI GỖ: tạo lỗ trong túi giá thể mùn cưa để
cấy giống dạng que
Dùi gỗ
11. DÂY CHUN: Dùng để buộc cổ nút của bịch phôi hoặc
các túi nguyên liệu
Dây chun
12. CUỐC, XẺNG: Cào sắt, cuốc, xẻng: dung để đảo, trộn,
làm tơi nguyên liệu.
- Dao: dùng
để băm rơm rạ.
- Cọc tre hoặc
gỗ.
- Chổi quét.
Cuốc xẻng đẻ dảo trộn nguyên liệu
13. GIẤY ĐO ĐỘ pH: Dùng để đo pH nước vôi để xử lý
nguyên liệu, nguồn nước sử dụng trồng nấm.
- Hướng dẫn
sử dụng:
+ Nhúng mảnh
giấy quỳ được lấy từ tập giấy vào dung dịch môi trường cần đo.
+ Đối chiếu
với các vạch màu chuẩn trên hộp và đọc kết quả pH môi trường tương ứng với mỗi
vạch màu.
+ Điều chỉnh
pH môi trường theo yêu cầu.
Giấy đo độ pH
14. ĐÈN CỒN: dùng để khử trùng, khử nấm mốc trong
không khí khi cấy meo giống vào các bịch giá thể.
15. QUE CẤY, BANH KẸP: dùng để cấy giống, kẹp meo giống
trong quá trình cấy meo giống vào bịch giá thể mùn cưa.
16. NHIỆT KẾ, ẨM KẾ:
Nhiệt kế: Dùng để theo dõi nhiệt độ môi trường
nhà nuôi sợi hoặc nhà trồng, đo nhiệt độ đống ủ mùn cưa.
- Hướng dẫn
sử dụng:
+ Đặt cố định
nhiệt kế vào một vị trí của vật cần đo nhiệt độ;
+ Đợi trong
thời gian vài phút;
+ Đọc kết quả
nhiệt độ của vật cần đo bằng cách nhìn vào vạch đỏ ở giữa
thân nhiệt kế.
Ẩm kế: Dùng để theo dõi ẩm độ của môi trường
nuôi trồng nấm.
- Có 2 loại ẩm
kế:
+ Ẩm kế đồng
hồ: dùng để đo độ ẩm không khí của nhà nuôi sợi, nhà nuôi trồng nấm.
+ Ẩm kế điện
tử: dùng để đo độ ẩm của nguyên liệu, độ ẩm giá thể trồng
nấm.
- Cách sử dụng
ẩm kế:
+ Đối với ẩm
kế đồng hồ: đọc kết quả tại vạch chỉ của kim đồng hồ.
+ Đối với ẩm
kế điện tử: cắm đầu điện cực vào khối nguyên liệu hoặc túi giá thể, trên màn
hình ẩm kế sẽ xuất hiện số đo độ ẩm.
Ẩm kế cơ
Ẩm kế điện tử
17. CÂN ĐỒNG HỒ: Cân dùng để cân khối lượng nguyên liệu,
phụ gia sử dụng trong nuôi trồng nấm với tỉ lệ xác định, có thể sử dụng cân kỹ
thuật hoặc cân đồng hồ.
- Cách sử dụng
cân:
+ Đặt cân ở
vị trí bằng phẳng.
+ Điều chỉnh
cân sao cho kim đồng hồ chỉ về số 0.
+ Cho nguyên
liệu lên bàn cân.
+ Đọc kết quả
tại vạch chỉ kim đồng hồ trên mặt cân.
Cân đồng hồ
18. NỒI HẤP THANH TRÙNG: dùng để hấp
thanh trùng bịch giá thế trước khi cấy meo..
Nồi hấp thanh trùng thủ công
Nồi hấp thanh trùng công nghiệp
19. KỆ KÊ ĐỐNG Ủ:
- Chúng ta sử
dụng kệ lót để chất nguyên liệu sau khi đã làm ướt bằng nước vôi nhằm mục đích
làm cho nguyên liệu thoát nước tốt và tạo độ thông thoáng cho đống ủ.
- Kệ được
làm bằng tre hoặc gỗ đóng theo kiểu dát giường, cách mặt đất 10 -15 cm, kích
thước tuỳ theo quy mô sản xuất, thông thường kích thước tối thiểu của một kệ
kê: dài 1,5 x rộng 1,5 m.
20. GIÀN GIÁ ĐỂ BỊCH PHÔI:: dùng để nuôi sợi các túi giá thể nấm
sò. Giàn giá có thể được làm bằng sắt, bằng gỗ hoặc bằng tre có chiều rộng 0,6
- 1m, chiều cao 2,2 - 2,5m và được làm thành nhiều tầng, thông thường khoảng 4
- 5 tầng, mỗi tầng cách nhau 30 – 40cm.
hay
Trả lờiXóamình muốn mua túi xếp hông để làm bich phôi và cọng mì.inbox giúp mình nhé
Trả lờiXóaMình muốn mua túi nilon chịu nhiệt. Liên hệ mình nhé Zalo 0918.310.858
Trả lờiXóaMình muốn mua bịch nylon 25x35 liên hệ mình 0373235153-Huy
Trả lờiXóaMình muốn mua nắp đậy phôi 42, bên mình có k ạ,dt 0938711817
Trả lờiXóa