Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015


Trồng nấm rơm

I/ SƠ LƯỢC NGHỀ TRỒNG NẤM
Nghề trồng và sản xuất nấm đã hình thành và phát rất lâu trên thế giới.
Dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của các loại nấm đã làm gia tăng giá trị của loại sản phẩm này.
Những loại nấm sử dụng làm dược liệu như linh chi, đông cô, nấm bào ngư, nấm chân chim,…
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Cùng với sự phát triển của KHKT, nấm ăn đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm.
Ở Châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn, được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao.
Ở Châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao. Tuy nhiên, sản xuất qui mô gia đình nhưng nhiều hộ cùng sản xuất, do đó sản lượng cung ứng ra thị trường nhiều.

II/ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Hơn mười năm trở lại đây trồng nấm thực sự là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê sản lượng nấm sản xuất ở phía Bắc cho thấy tốc độ phát triển của ngành nấm tăng nhanh, năm 2005 đã đạt khoảng 50.000 tấn, gấp mười lần năm 1995, nếu tính cả sản lượng của các tỉnh phía nam thì năm 2005 sản lượng nấm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, xuất khẩu 50 – 60.000 tấn. Hiện nay giá nấm tươi trên thị trường nội địa rất cao, nấm mở 30 – 40.000 đ/kg, nấm sò (nấm bào ngư) 15 – 20.000đ/kg, so với giá thực phẩm của thời kì cúm gia cầm, LMLM trên gia súc, cua cá lên giá cao, thì nấm là một loại thực phẩm an toàn giàu chất dinh dưỡng tỏ ra phù hợp với nguời tiêu dùng. Sản lượng nấm thế giới mỗi năm đạt khoảng 20 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm ½ số này. Nấm mở muối và nấm hộp của Trung Quốc đang xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới (giá từ 1.300 – 1.500 USD/tấn), nhiều nhà máy của họ có nhu cầu mua nấm của Việt Nam. Có thị trường lớn đó là lợi thế cho ngành nấm tăng tốc.

III/ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM Ở VIỆT NAM
- Điều kiện tự nhiên ưu đãi, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng và lạnh không lớn nên có thể trồng nấm quanh năm.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhất là rơm.
- Có lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông.
- Có truyền thống trồng nấm lâu năm.
- Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu cho năng suất và lợi nhuận cao.

IV/ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN
- Các loài nấm hiện nay là một loại rau cao cấp, sạch, đầy đủ dinh dưỡng (đạm, đường, khoáng và vitamin).
- Các loại nấm có đầy đủ acid amin (có 9 loại thiết yếu cho người).
- Hàm lượng đạm thay đồi tuỳ loại nấm: cao nhất là nấm trắng 24 – 44%; thấp nhất là nấm mèo 4 – 9%.
- Hàm lượng đường thay đổi từ 3 -28% trọng lượng tươi.
- Các vitamin như B, C, K, A, D, E,…trong đó nhiều nhất là sinh tố B.
Các loại nấm rất giàu khoáng (nấm rơm rất giàu Kali, Natri, Calci, Phosphat, Magiê,...).


Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn (FAO, 1972)

Thành phần
(/100 g nấm khô)
Loại nấm
N. rơm
N. mèo
N. bào ngư
N. đông cô
N. mỡ
Độ ẩm
90.1
87.1
90.8
91.8
88.7
Protein thô (N x 4.38)
21.2
7.7
30.4
13.4
23.9
Carbohydrate (g)
58.6
87.6
57.6
78
60.1
Béo (g)
10.1
0.8
2.2
4.9
8
Xơ (g)
11.1
14
9.8
7.3
8
Tro (g)
10.1
3.9
9.8
3.7
8
Calci (mg)
71
239
33
98
71
Phospho (mg)
677
256
1348
476
912
Sắt (mg)
17.1
64.5
15.2
8.5
8.8
Natri (mg)
374
72
837
61
106
Kali (mg)
3455
984
3793
-
2850
Vit B1 (mg)
1.2
0.2
4.8
7.8
8.9
Vit B2 (mg)
3.3
0.6
4.7
4.9
3.7
Vit PP (mg)
91.9
4.7
108.7
54.9
42.5
Vit C (mg)
20.2
0
0
0
26.5
Năng lượng (kcal)
39.6
347
345
392
381

V/ GIÁ TRỊ TRONG Y HỌC
§  Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể :
Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
§  Kháng ung thư và virus.
§  Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch.
§  Giải độc và bảo vệ tế bào gan.
§  Kiện tỳ dưỡng vị.
§  Hạ đường máu và chống phóng xạ.

§  Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá.

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015



NẤM LINH CHI TRONG THIÊN NHIÊN
Nấm linh chi trong tự nhiên
Linh chi (Ganoderma) là các loài nấm gỗ mọc hoang trong thiên nhiên, có hàng trăm loài khác nhau cùng họ nấm gỗ (ganodermataceae). Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi.

Cổ linh chi: Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Nấm rất cứng (cứng như gỗ lim nên còn gọi là nấm lim).

Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg.

Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài khác nhau.

Linh chi: Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.

Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất nhiều loài khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau:

- Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi.
- Loại có màu xanh gọi là Thanh chi.
- Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi.
- Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi.
- Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi.
- Loại có màu tím gọi là Tử chi.


 VÀO RỪNG TÌM NẤM LINH CHI
Linh chi đỏ (xích chi) và linh chi đen (hắc chi) là những sản vật quý hiếm có trong các cánh rừng của huyện Kbang-đây cũng là vùng duy nhất của tỉnh có loài nấm quý. Tặng vật của rừng này đã mang lại khoản thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Gian truân nghề hái nấm linh chi
Hai anh em người dân tộc Thổ Trương Ngọc Ninh (28 tuổi) và Trương Ngọc Tịnh (30 tuổi) được coi là những tay sành sỏi bậc nhất trong nghề hái nấm linh chi ở xã Sơn Lang. Cả một vùng rừng rộng hơn 15.000 ha của khu bảo tồn Kon Chư Răng nhưng họ thuộc như lòng bàn tay. Rừng rậm, dây leo và cây cỏ chằng chịt, muốn đi phải phát đường nhưng họ không bao giờ bị lạc.

 
Tai nấm linh chi rừng
Khả năng định hướng dựa vào những ngọn núi cao, cây cổ thụ khiến hai anh em còn hơn cả những chiếc máy định vị vệ tinh GPS hiện đại. Những cây nào đã và đang mọc linh chi ở khu vực này hai anh em đều biết rõ. Thông thạo rừng và nhiệt tình, nên khi chúng tôi ngỏ ý vào rừng hái nấm, ngần ngại nhưng Ninh và Tịnh cuối cùng cũng nhận lời.

Mùa mưa tháng 7 cũng là thời điểm gần cuối mùa linh chi. Để có thể tiếp cận với những cây nấm quý, chúng tôi phải vào tận vùng lõi của Khu bảo tồn Kon Chư Răng. Hai anh em Ninh dẫn những kẻ ưa mạo hiểm đến khu vực Trại Bò-nơi chăn thả gia súc lâu đời của người Bahnar trong rừng Kon Chư Răng, đây cũng là khu lán trại duy nhất của người dân trong vùng lõi khu bảo tồn này. Quãng đường ước chừng chỉ 15 km, nhưng để đến được đây, phải vượt cả chục ngọn núi cao, đánh vật với hàng trăm vũng lầy, mất hơn 2 giờ đi bằng xe máy.
Từ khu vực Trại Bò, bỏ lại xe máy, chúng tôi phải lội bộ giữa rừng cây cổ thụ của Khu bảo tồn Kon Chư Răng. Theo Ninh thì ở khu vực rừng này, linh chi mọc trên 3 loài cây chủ yếu là ràng ràng, de và dẻ. Đặc tính của chúng là chỉ mọc trên những cây đã chết đứng, không bao giờ mọc trên thân cây còn sống. Nếu cây chết đã ngã đổ cũng rất ít khi có linh chi, nếu có chỉ loe nghoe một hai tai nấm.
Trong 3 loại cây hay có nấm linh chi thì cây ràng ràng là linh chi ưa mọc nhất, có khi tới hàng trăm tai nấm chen nhau trên thân cây ràng ràng đã chết. Việc thu hái diễn ra trong nhiều năm, cho đến khi cây mục nát và ngã đổ. Khi thu hái, con người luôn để lại một phần chân nấm để có nguồn thu cho những mùa sau. Tịnh nói: “Chỉ cần để lại phần gốc, có mưa linh chi sẽ tiếp tục mọc lên, hoặc sau khi thu hái, chặt nhiều nhát vào thân cây-những chỗ nấm chưa mọc-năm sau ở những chỗ đó sẽ mọc những tai nấm mới”.
Hơn nửa ngày lội bộ trong vùng lõi khu bảo tồn, đôi chân chúng tôi như muốn rụng rời. Mọi người có vẻ đã thấm mệt. Chiến lợi phẩm cũng chỉ được vài ba tai linh chi đỏ. Tuy nhiên, suốt hành trình đi tìm loài nấm quý, anh em chàng trai người Thổ chỉ chúng tôi rất nhiều tai linh chi mới mọc, bé xíu như chiếc nấm rơm trên các thân cây chết, nhưng tuyệt không động vào, chỉ ngắm nghía đánh dấu. Ninh nói: “Đây là nguồn thu nhập chính của chúng tôi những năm sau, phải chờ chúng lớn mới có giá trị, nhiều người không biết hái cả nấm nhỏ rất phí”.
Nhìn đồng hồ biết đã về chiều nhưng ở giữa rừng, không gian như ngưng đọng. Chỉ có sự ẩm ướt và lũ vắt liên tục làm phiền. Một vài người trong đoàn bị vắt cắn nhưng đó là chuyện thường ngày với những người đi rừng. Ninh kể: “Ban đầu chưa quen với rừng núi Kbang, tôi thường bị những con vắt “chúa” cắn- chúng lớn gấp 3-4 lần những con bình thường, bám vào người là len lỏi vào những chỗ “hiểm” để hút máu, để lại vết cắn 1-2 năm sau mới hết ngứa. Muỗi rừng ở khu vực này cũng khác thường, chúng lớn gấp đôi, gấp ba các loại muỗi nhà, có thể chích xuyên cả một lớp quần áo và đa số chúng đều gây sốt rét.
 
Trèo cây hái nấm
Nhưng nguy hiểm nhất với người đi rừng hái nấm là bất cứ khi nào cũng có thể gặp rắn độc, các loại bẫy thú như bẫy hầm, bẫy ngàm, bẫy rút của người đi săn”. Tuy nhiên, gắn bó với nghề hái nấm đã chục năm nay nên anh em Ninh có đủ kinh nghiệm để phát hiện những chỗ có bẫy để tránh. Tuy vậy, không ít người hái nấm đã dính bẫy, không thể tiếp tục công việc.

Theo Ninh, nghề hái nấm linh chi đang ngày càng khó khăn. “Khoảng chục năm trước, khi nấm linh chi mới được biết đến ở vùng này, giá bán thấp nên ít người thu hái, có ngày hai anh em hái được đến nửa tạ. Càng ngày, giá linh chi càng cao, người đi lùng hái càng nhiều, nấm chưa kịp lớn đã bị hái khiến lượng linh chi ngày càng ít đi. Dù thông thuộc rừng nhưng đến giờ, có ngày hai anh em cũng chỉ hái được vài ba kg, nhiều lúc thấy linh chi còn quá nhỏ, chúng tôi tiếc mà không nỡ hái, chịu lỗ tiền xăng xe chuyến đó để chờ nấm lớn hơn”- Ninh bộc bạch.

Dược liệu quý đi về đâu?
Mùa nấm linh chi cũng là mùa mua bán tấp nập của thương lái. Linh chi đỏ là loại nấm còn khá phổ biến trong những cánh rừng ở Kbang, giá bán khoảng 30.000-120.000 đồng mỗi kg tươi, tùy vào kích thước tai nấm nhỏ hay lớn. Còn loại linh chi đen thì số lượng ít hơn và giá bán cũng cao vượt trội với mức 300.000-500.000 đồng mỗi kg tươi. Sau khi mua và phơi khô (2 kg tươi được 1 kg khô), thương lái địa phương bán ra tại chỗ cho du khách với giá 150.000-400.000 đồng mỗi kg đối với linh chi đỏ và 1 triệu đồng-1,2 triệu đồng đối với linh chi đen.
Bà Cao Thị Hồng- thôn Điện Biên, một trong những thương lái đầu tiên ở xã Sơn Lang tiến hành mua nấm linh chi cho biết, bà bắt đầu mua linh chi hàng chục năm trước. Giá mua thời điểm đó chỉ 3.000-5.000 đồng/kg. Cao điểm là năm 2005 bà mua được hơn 1 tấn nấm linh chi (đã phơi khô), còn bình quân hàng năm mua khoảng 5-6 tạ. Bà kể: “Cây nấm linh chi lớn nhất tôi từng mua được nặng trên 15 kg, đó là vào năm 2007. Lẽ ra giá của nó chỉ 40.000 đồng/kg nhưng tôi đã mua cao gấp 10 lần, sau đó bán cho khách với giá 600.000 đồng/kg. Những cây nấm to như thế hiện nay hầu như không còn. Khoảng 2 năm trở lại đây, nguồn linh chi đã cạn kiệt, nhiều lắm cũng chỉ mua được 1-2 tạ khô/năm”.
 
Nhiều tài liệu quý về dược liệu đều nói đến tác dụng của linh chi đỏ và linh chi đen-hai loại linh chi phổ biến ở rừng Kbang. Chúng có tác dụng rất tốt trong việc chống và phòng ngừa ung thư, chữa trị ung bướu, giải độc gan, điều trị gout (gút) rất tốt. Riêng linh chi đỏ Kbang, có giá trị ngang các loại linh chi đỏ của Hàn Quốc đang bán ở thị trường với giá khoảng 1 triệu đồng -1,5 triệu đồng/kg. Còn linh chi đen, được coi là cực hiếm và đắt gấp nhiều lần. Nhưng những người hái nấm và cánh thương lái địa phương hầu như chỉ hiểu lờ mờ về tác dụng của loài nấm được xem là “thượng dược” này.
Bà Hồng cũng cho biết, ngoài một số bán cho khách vãng lai thì toàn bộ linh chi mua được đều bán cho các đầu nậu ở thị trấn Ka Nak, rồi các đầu nậu này bán cho thương lái phía Bắc hoặc bán trực tiếp cho thương lái nước ngoài (chủ yếu là thương lái Trung Quốc).

Nơi mua bán linh chi tấp nập nhất huyện Kbang hiện nay là trung tâm xã Sơn Lang. Tại đây có 5 cơ sở mua nấm, thu gom gần như toàn bộ lượng nấm bà con địa phương ở các xã phía Bắc của huyện như Đak Rong, Krong, Kon Pne thu hái được từ các cánh rừng Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng. Ông Nguyễn Văn Thành-chủ một cơ sở mua nấm linh chi tại trung tâm xã Sơn Lang cho biết, bình quân mỗi ngày ông mua được khoảng 20 kg nấm linh chi tươi, chủ yếu bán lại cho các cơ sở mua ngoài trung tâm huyện như Chín Mỹ, Toàn Hà. “Thỉnh thoảng, có cả thương lái người Trung Quốc đi cùng thương lái ở huyện vào xã mua với số lượng lớn”- ông nói.
Tuy nhiên, theo thông tin từ một số người dân và cán bộ ở huyện Kbang, lâu lâu sẽ có các đầu nậu ở Hà Nội vào tận huyện Kbang để thu gom nấm linh chi và các loại nấm khác. Số nấm này sẽ được xuất sang Trung Quốc để làm dược liệu. Thương lái Trung Quốc thỉnh thoảng cũng theo các thương lái địa phương đến từng cơ sở mua hàng chục tấn nấm mang ra khỏi huyện. Nguồn dược liệu tự nhiên, quý hiếm của địa phương không rõ đi về đâu.

Nếu các loại nấm linh chi ở Kbang được thu hái, chế biến và được phát triển thành thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý, chúng có tiềm năng rất lớn để trở thành một thương phẩm có giá trị cao, vươn tới những thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… sẽ mang lại khoản thu nhập gấp nhiều lần hiện nay cho người dân địa phương.

Hoàng Ngọc-Nguyễn Bắc  

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015


TRỒNG LINH CHI TRÊN CÂY THÂN GỖ

Người ta trồng Linh Chi thường theo ba phương pháp chính: cấy trên các khúc gỗ, cấy trong chai lọ hay ống nghiệm, và cấy trong bồn lớn. Trong ba mươi năm qua, nhiều cuộc thí nghiệm đã được tiến hành để tìm xem phương pháp nào hiệu quả nhất và gặt hái được loại phẩm chất tốt hơn cả.
Thay vì sử dụng mùn cưa hoặc các phế phẩm nông nghiệp để làm nguyên liệu trồng nấm linh chi theo cách truyền thống, Trung tâm KH&SX Lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã nghiên cứu và ứng dụng thành công giải pháp sử dụng gỗ khúc, tận dụng khai thác từ rừng trồng để nâng cao hiệu quả nuôi trồng nấm linh chi ở các khu vực miền núi trong tỉnh.
Chị Phạm Thị Vui, tác giả của giải pháp cho biết: "Nếu trồng nấm linh chitheo cách truyền thống sử dụng mùn cưa hoặc các phụ phẩm nông nghiệp thì cây nấm không được to, vị đắng của nấm cũng không cao. Đặc biệt ở các khu vực miền núi lại khó kiếm mùn cưa theo đúng yêu cầu. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và thử nghiệm giải pháp trồng nấm linh chi sử dụng gỗ khúc thay vì mùn cưa, phế phẩm nông nghiệp như trước". Chị Vui cũng cho biết, trồng nấm trên gỗ khúc, cây nấm sẽ to hơn, vị đắng của nấm thành phẩm cũng cao hơn làm tăng giá trị của nấm thương phẩm. Giải pháp lại tận dụng được nguồn gỗ khúc thừa và rất sẵn ở các khu vực miền núi.


Phương pháp trồng
Giải pháp sử dụng gỗ có đường kính cây từ 15-20cm được xử lý thanh trùng để đảm bảo gỗ khúc trước khi đưa vào trồng hoàn toàn sạch bệnh. Sau đó, nấm giống được cấy vào giữa thân bằng khoan hoặc chẻ ra làm đôi. Toàn bộ những thân cây đã được cấy giống được ủ trong những phòng bảo ôn qua mùa đông từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lúc đó hệ sợi nấm đã lan đầy các khúc gỗ. Các khúc gỗ được đưa vào những nhà trồng nấm được phủ những màn nhựa hoặc đặt trên mặt đất và được phủ một lớp đất trên bề mặt; có thể rải lên một lớp phân hữu cơ mỏng, đảm bảo độ ẩm luôn luôn được giữ vào khoảng 85-90%. Sau một thời gian mầm nấm mọc lên từ thân gỗ dưới đất tạo thành cuống nấm và tăng trưởng ngang tạo quả thể, quả thể (tai nấm) tăng trưởng ngày càng to đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì thu hoạch. Tai nấm lớn trọng lượng khô mỗi tai có thể từ 200g-400g. Thời gian ủ nấm qua mùa đông là 6 tháng và thời gian để hình thành và tăng trưởng quả thể là khoảng 6 tháng, chu kỳ sản xuất là từ 11-12 tháng.
Được biết, Trung tâm đã ứng dụng thành công trên các loại gỗ không có tinh dầu, gỗ mềm, các cây thuốc thuộc họ thân thảo và đang nghiên cứu trồng nấm linh chi trên gỗ lim. Giải pháp đã được ứng dụng trong thực tế tại các khu vực miền núi trên địa bàn tỉnh gần một năm nay và được người trồng nấm đánh giá cao.
Một trong những nguyên tắc quan trọng là phải làm sao cho cây nấm càng gần thực tế càng tốt chứ không quá nhân tạo. Ở Nhật người ta dùng loại gỗ sồi (oak) tên là Kashi và Kunugi còn ở Việt Nam thì dùng cây cao su. Người Nhật đã tìm ra một phương pháp tương đối hoàn hảo, gọi là phương pháp MIKEI, là phương pháp trồng Linh Chi đỏ thông dụng nhất. Phương pháp này do gia đình họ Mayasumi, một gia đình đã có quá trình chuyên về trồng nấm trong hơn một trăm năm qua, thực hiện. Người ta tháp một mảnh Linh Chi vào cây gỗ, sau đó đem cả khúc gỗ vào trong nhà kính, được kiểm soát tinh vi bằng máy móc để giữ cho mọi điều kiện nảy mầm luôn luôn tối hảo.
Thu hoạch đúng mùa
Mọi loại thực vật đều có một cao điểm để thu hoạch, là thời kỳ tập trung cao độ mọi năng lực, theo lý luận Ðông phương là đầy đủ tinh khí thần. Thời kỳ này là thời kỳ thu hoạch thích hợp nhất, và cũng chính là lợi điểm của việc trồng Linh Chi vì người ta có thể tính toán được thời khắc. Chỉ có những cây nấm tốt nhất, hình trái thận mới được thu hoạch.
Bào chế đúng cách
Linh Chi có khả năng chống lại bệnh tật cao hơn cả khi được dùng tươi, và đó là lợi ích mà người ta muốn khai thác. Vì thế, việc bào chế để Linh Chi giữ được công năng đó là một điều cần thiết. Ðể cho khỏi mục nát, nhà trồng tỉa phải xấy khô nhưng phương pháp xấy, tàng trữ và bảo trì phải được thi hành đúng cách. Phương pháp mới nhất là hấp Linh Chi bằng nhiệt độ thấp (80o C) trong ba tới bốn giờ cho bốc hết hơi nước còn trong cây nấm. Sau đó nấm được xay thành bột và ninh trong nước để rút hết tinh túy ra. Nước cốt đó lại được đun sôi ít nhất ba lần và dùng phương pháp chân không để xấy khô, làm thành viên hay đóng chai.



NẤM LINH CHI VÀNG
Nấm linh chi vàng
Nấm linh chi vàng là thảo dược quý được sử dụng từ thời xa xưa. Đây là loại nấm được sử dụng phổ biến nhất, có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Trong đó, công dụng chính là giúp tăng cường sức khỏe, giải độc gan, chống viêm nhiễm dị ứng, giảm các biến chứng của tiểu đường, huyết áp, tim mạch, bệnh xương khớp, ngoài da, tốt cho cả người mới ốm dậy, người mắc bệnh nan y, ung thư….
Nấm linh chi vàng có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như nấu canh, ngâm rượu, sắc nước uồng, pha trà…tùy vào đối tượng có thể lựa chọn cách sử dụng phù hợp.
CÔNG DỤNG:
- Hồi phục nhanh cho người gầy (ốm) hoặc sau khi mổ.
- Dùng khi suy nhược cơ thể, chậm mọc tóc, kém ăn, khó tiêu hóa, da sần ở đàn ông, nám da ở phụ nữ…các bệnh ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh.
- Giúp điều hoà Ổn định huyết áp nhanh, giảm Cholesterol đáng kể sau 2 tháng.
- Thải độc, mát gan, chống dị ứng, chống ngộ độc chì, kim lọai nặng.
- Với người già: Giúp không bị đi tiểu đêm, tăng thính lực, tăng trí nhớ, hỗ trợ tốt cho người tiền đình.
- Nâng cao khả năng miễn dịch cho người tiểu đường, ung thư, HIV.
- Chống nhiễm mỡ sơ mạch , sơ gan , giảm cholesteront trong máu , trị loét dạ dày tá tràng , giải độc gan thận , chữa bệnh tiểu đường , viêm gan siêu vi , đau khớp nhức mỏi , chữa chứng mất ngủ , suy nhược thần kinh do tai biến , ổn định thần kinh khi bị sốc mạnh , trị nám , trị mụn , làm đen và mượt tóc (do tác dụng giải độc mạnh đem lại)
Đặc biệt : ngăn chặn những tế bào gốc phát triển tự do ( như: ung thư , bướu cổ……). Làm chậm phát triển khối u sơ.
- Các sản phẩm Linh Chi bổ như Nhân Sâm, tác dụng chậm hơn sâm, nhưng chậm chắc, từ từ và tác dụng kéo dài hơn Nhân Sâm, với bệnh huyết áp và bệnh ung thư Linh Chi tốt hơn hẳn Nhân Sâm.
- Làm đẹp da, chống béo phì…Điều hoà kinh nguyệt, làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá.
- Rất tốt cho cơ thể, nhất là trong việc giải độc trong GAN, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
- Uống Linh Chi dài ngày không có độc tính và không có hại cho sức khỏe, hoàn toàn không có tác dụng phụ.
Chú ý thêm:
Nấm Linh Chi vàng được dùng tốt nhất vào buổi sáng lúc bụng đói. Uống nhiều nước làm tăng công hiệu của nấm Linh Chi vàng vì giúp cơ thể thải ra những chất độc. Linh chi có vị đắng nên khi đun có thể cho thêm cam thảo hoặc táo tàu sẽ dễ uống hơn.
 CÁCH SỬ DỤNG VÀ CHẾ BIẾN 
Tùy mục đích sử dụng và tùy sở thích mỗi người mà có thể chọn những cách dùng sau:

Cách 1: Thái lát:
Cách này phổ biến nhất: mua dưới dạng thái lát để dùng 
* 1. 50g Linh chi dùng được cho 10 người. Cho 50g Linh chi vào ấm đun cùng với 1.000cc nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ. Đun đến khi nước cạn còn khoảng 800cc thì ta được nước đầu tiên.
* 2. Đun nước 2 và nước 3: Sau khi được nước đầu lấy lát Linh chi ra dùng kéo cắt nhỏ (khoảng 1cm) rồi đổ nước vào đun như khi lấy nước đầu. Đổ lẫn nước đầu nước 2 và nước 3 để được 2.400cc nước linh chi rồi cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh.
* 3. Cách dùng: Một ngày 240cc chia thành 80~120cc dùng làm 2~3 lần.
* 4. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
Cách 2:Nghiền thành bột: (Linh chi rất khó nghiền vì sẽ bông lên)
* Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
* Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học
Cách 3 - Uống dạng Trà: Nghiền Nấm Linh Chi vàng thành bột, bọc túi vải cho vào ấm hãm uống như uống trà hoặc cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
Cách 4 - Ngâm rượu: Nấm Linh Chi vàng  để nguyên chiếc hoặc thái lát, ngâm với rượu mạnh khoảng 20 ngày. Nên uống rượu ngâm Linh Chi vào buổi tối, mỗi ngày 1 đến 2 chén. 
Cách 5 - Uống thay thế nước: Cho Linh Chi thái lát mỏng vào phích nước nóng và để một giờ, sau đó uống dần trong ngày. 
Cách 6 - Nấu canh súp: Nấm Linh Chi vàng lấy nước nấu các loại canh thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu. 
Cách 7-Dùng Nấm Linh Chi vàng để dưỡng da: Nấm Linh Chi nghiền nhỏ, trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da, bã Linh Chi có thể đun làm nước tắm cho da dẻ hồng hào. 
Cách 8 :Có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh: 
- Chữa viêm gan, mật: cho thêm Nhân trần hoặc Actiso. 
- Điều dưỡng cơ thể: cho thêm Nhân sâm, Tam thất 
- Chữa dị ứng, Ho: Cho thêm kinh giới, ngân hoa