Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

CÁCH LÀM RUỐC NẤM HƯƠNG
  Cách làm ruốc nấm hương cực dễ đang được các bà mẹ truyền tay nhau. Ruốc nấm hương là món ruốc chay thơm ngon, phù hợp với mọi gia đình. Ruốc nấm hương thanh đạm lại rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người ăn kiêng hay mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường. Học ngay cách làm ruốc nấm hương cùng chúng tôi nhé!
Ruốc nấm
Hiện nay, ruốc nấm hương là món ăn ngon được lòng rất nhiều gia đình. Trên các group buôn bán thực phẩm, nhiều người hỏi tìm mua món ruốc nấm hương thơm ngon lạ miệng này với giá khá cao, từ 200 - 300.000 đồng/ kg tùy theo chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều chị em lại không biết cách làm ruốc nấm hương cực kì dễ, đơn giản mà chị em có thể tự làm tại nhà. Chỉ cần ra chợ lựa những cân chân nấm hương thơm ngon, về nhà khéo léo một chút là có thể làm ngay được cách làm ruốc nấm hương thơm ngon rồi.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT SẤY NẤM
Lò sấy nấm
    Quả thể nấm sau khi thu hái không thể để được lâu. Tối đa 10 ngày trong điều kiện nhiệt bảo quản lạnh 2- 5 độ C. Ngoài ra, một số loại nấm sẽ có mùi thơm và chế biến ngon hơn khi được sấy khô. Vì vậy, trong một số trường hợp nhà sản xuất có thể áp dụng các phương pháp sấy nấm để cho ra sản phẩm nấm khô ngon, đáp ứng cho thị trường. Nấm Đại Việt VMUSH xin trân trọng giới thiệu tới các bạn Kỹ thuật sấy khô nấm. 
- Một số loại nấm thường chỉ dùng ở dạng khô như mộc nhĩ, nấm hương, nấm dược liệu,... hiện nay các loại nấm rơm, nấm mỡ, nấm sò cũng được sử dụng nhiều dưới dạng nấm sấy khô. 
- Phơi sấy là một cách bảo quản, chế biến nấm, để chống mốc và hư hại nấm chúng ta phải phơi hoặc sấy nấm tới độ ẩm an toàn. 

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM MỠ

1.1. Tên gọi và vị trí phân loại:
- Tên khoa học: Agaricus bisporus; A. bitorquis.
- Tên tiếng Anh - thương mại: Button mushroom; White mushroom, Champignon de Paris.
- Tên khác: Nấm trứng, Nấm trắng, Nấm búp, Nấm khuy.
- Nấm mỡ thuộc chi Agaricaceae, bộ Agaricales, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật- Eumycota, giới Nấm- Mycota.
- Nấm mỡ nuôi trồng ở nước ta chủ yếu là loài Agaricus bisporus, ngoài ra còn có các chủng A. bitorquis, A. blazei (có màu nâu). Nấm mỡ được nuôi trồng đầu tiên ở Pháp (1650) ở Việt Nam được nuôi trồng vào những năm 80 của thế kỷ trước.
TỔNG QUAN VỀ NẤM BÀO NGƯ

1 Giới thiệu chung về nấm bào ngư
1.1 Phân loại
Nấm bào ngư hay còn gọi là nấm sò xám, nấm dai, nấm trắng, nấm hương chân trắng có tên khoa học là Pleurotus sp. Gồm nhiều loài thuộc:
Chi Pleurotus
Họ Pleurotaceae
Bộ Agaricales
Lớp phụ Hymenomycetidae
Lớp Hymenomycetes
Ngành phụ Basidiomycotina
Ngành nấm thật – Eumycota
Giới nấm Mycota hay Fungi
Nấm bào ngư có tới 50 loài khác nhau. Tuy nhiên số loài nuôi trồng được không nhiều khoảng 10 loài, gồm nhiều loại khác nhau về màu sắc và hình dạng, ít bị bệnh, dễ trồng. Nấm có dạng hình phễu lệch, thân có 3 phần mũ, phiến và cuống nấm.
Ở Việt Nam nấm bào ngư chủ yếu mọc hoang dại và thuộc nhóm nấm dị dưỡng, sống hoại sinh, phá hoại gỗ và háo đường. Việc nuôi trồng loại nấm này bắt đầu từ 20 năm trở lại đây, trên nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu từ các ngành chức năng ở nhiều địa phương, nấm bào ngư trồng trên rơm rạ, bã mía, mạt cưa…đều đạt hiệu suất sinh học cao (Lê Duy Thắng, 2001).
HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM SÒ ĐÙI GÀ
HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM SÒ ĐÙI GÀ

Nấm sò đùi gà (L.shimeji) có nguồn gốc từ Nhật Bản, mới được nhập nội và trồng thành công ở nước ta trong vài năm gần đây.
Đây là loại nấm dược liệu ăn ngon, chất lượng cao, hàm lượng protein cao từ 3-6 lần so với các loại rau thông thường lại có chứa đủ nhiều loại acid amin không thay thế, tức là những loại mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được nên có tác dụng bồi bổ sức khỏe con người và phòng trị các bệnh huyết áp cao, xơ gan, đái tháo đường… rất tốt.
Hiện nay một số cơ sở trồng nấm ở nước ta đã bắt đầu trồng loại nấm mới này đưa lại hiệu quả kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi, cung cấp thêm cho xã hội một sản phẩm mới có giá trị. Nấm có thể mọc chùm hoặc mọc đơn, có màu trắng, cuống nấm hình đùi gà dài từ 4-10cm, đường kính mũ nấm từ 3-6cm. Năng suất nấm sò đùi gà đạt khoảng 30-35 kg nấm tươi/100 kg nguyên liệu khô, khả năng xuất khẩu rất tốt.
HƯỚNG DẪN TRỒNG NẤM HƯƠNG TRÊN MÙN CƯA
Nấm hương trồng trên mùn cưa
1. Đặc tính sinh học của nấm hương: 
    Nấm hương là một trong những loại nấm hoại sinh thuộc nhóm nấm mọc trên gỗ, có tên khoa học là Lentinus edodes; thích hợp với khí hậu ôn đới.
Nhiệt độ để quả thể nấm hình thành và phát triển trung bình khoảng 15-16oC, nhiệt độ sợi nấm phát triển (pha sợi) khoảng 24-26oC.
    *      Độ ẩm cơ chất: 65-70%
    *      Độ ẩm không khí: ≥ 80%
    *      Độ pH trung tính.
    *      Ánh sáng không cần thiết trong giai đoạn sợi nấm phát triển. Giai đoạn hình thành quả thể cần ánh sáng khuếch tán.
    *      Độ thông thoáng trung bình.
    Dinh dưỡng: Sử dụng nguồn xenlulô trực tiếp khi nấm hương có màu hồng nhạt, quả thể hình thành hoàn chỉnh có các phần rõ rệt: cuống, màng bao, phiến, mũ nấm. Kích thước quả thể và bề mặt mũ nấm có hình dạng khác nhau tuỳ theo từng chủng loại nấm hương. Nấm hương là một trong những loại nấm được thu hái tự nhiên và nuôi trồng từ lâu đời. Nó có hương vị thơm, ngon, được nhiều người ưa chuộng. Hiện nay, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… là những nước trồng nhiều nấm hương nhất trên thế giới. Tổng sản lượng hàng năm đạt trên 1 triệu tấn/năm. Sản phẩm nấm được sử dụng chủ yếu ở dạng tươi và sấy khô.
KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM

     Nấm rơm là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm chỉ sau thịt, cá. Nấm rất giàu chất khoáng, vitamin và các axit amin…
     Ở Thừa Thiên Huế, nấm rơm có thể trồng quanh năm, nhưng thời vụ trồng từ 15/4 đến 15/10 dương lịch là thích hợp nhất. Sau đây chúng tôi xin trình bày quy trình kỹ thuật nuôi trồng nấm rơm.
I. Đặc tính sinh học của nấm rơm
       Nấm rơm có nhiều loại khác nhau, có loại màu xám trắng hoặc xám đen. Kích thước của nấm tùy thuộc từng loại.
       Nấm rơm thích nghi phát triển từ 30-350C, độ ẩm nguyên liệu 65-70% (vắt chặt có nước ướt vân tay), độ ẩm không khí 80%; nấm rơm ưa thoáng khí, sử dụng nguồn dinh dưỡng Xenlulo có nhiều rơm, rạ, để sống.
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MỘC NHĨ
Mộc nhĩ là một loài thực vật hạ đẳng, chúng không có rễ, thân, lá như cây thượng đẳng mà cơ thể của chúng là những sợi nhỏ màu trắng len lỏi trong rơm rạ, trong thân gỗ. Phần mà chúng ta thường nhìn thấy và ăn được gọi là cây nấm bản chất chính là quả thể của nấm, nó tương đương với bông hoa ỏ cây thượng đẳng, các bào tử nấm tương đương với hạt của cây thượng đẳng.
Mộc nhĩ đen

I - ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘC NHĨ
          Mộc nhĩ là gì? Tại sao lại gọi là mộc nhĩ: “mộc” có nghĩa là gỗ, “nhĩ” là tai. Vậy mộc nhĩ là tai gỗ. Ở phía Nam người dân còn gọi là nấm  mèo hay nấm  tai mèo.
          Mộc nhĩ có tới 10 loài. Các loài phổ biến là loài cánh mỏng (Auricularia auricula) và loài cánh dày (Auricularia polytrichee). Chúng là một loại nấm  ăn mọc phổ biến ở vùng có khí hậu nóng ẩm.
          Mộc nhĩ là một loài thực vật hạ đẳng, chúng không có rễ, thân, lá như cây thượng đẳng mà cơ thể của chúng là những sợi nhỏ màu trắng len lỏi trong rơm rạ, trong thân gỗ. Phần mà chúng ta thường nhìn thấy và ăn được gọi là cây nấm  bản chất chính là quả thể của nấm, nó tương đương với bông hoa ỏ cây thượng đẳng, các bào tử nấm  tương đương với hạt của cây thượng đẳng.

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM BÀO NGƯ (NẤM SÒ)

I.GIỚI THIỆU
– Nấm sò có hình dạng như con sò, mũ nấm mọc lệch, có mũ nấm, phiến và cuống.
– Nấm sò có màu trắng, đen, xám, nâu, vàng là tùy thuộc vào chủng giống.
– Nấm sò sử dụng thức ăn là xenlulô trực tiếp từ nguyên vật liệu trồng nấm.
– Nấm có nhóm giống chịu lạnh mọc tốt ở nhiệt độ 13 – 200C và nhóm chịu nhiệt mọc tốt ở 20 – 280C.
– Nấm phát triển tốt ở độ ẩm cơ chất 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%.
– Sợi nấm phát triển không cần ánh sáng, khi nấm mọc cần có ánh sáng khuếch tán chiếu đến từ mọi phía.
– Độ thông thoáng: vừa phải, không có gió thổi trực tiếp.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

KỆ ĐỂ BỊCH NẤM
Được làm bằng tre, trúc, gỗ, hoặc sắt thép hay bất cứ vật liệu nào có độ cứng. Kể dùng để các bịch phôi nấm lên phía trên trong nhà trồng nấm. Có nhiều loại kệ để đặt bịch nấm, mời các bạn tham khảo dưới đây.

Kệ để phôi nấm chữ A
HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOẠI NẤM TIÊU BIỂU
Nấm (tên khoa học: Fungi) bao gồm những sinh vật nhân chuẩn tự dưỡng có thành tế bào bằng kitin (chitin). Phần lớn nấm phát triển dưới dạng các sợi đa bào được gọi là sợi nấm (hyphae) tạo nên hệ sợi (mycelium), một số nấm khác lại phát triển dưới dạng đơn bào. Quá trình sinh sản (hữu tính hoặc vô tính) của nấm thường qua bào tử, được tạo ra trên những cấu trúc đặc biệt hay quả thể. Một số loài lại mất khả năng tạo nên những cấu trúc sinh sản đặc biệt và nhân lên qua hình thức sinh sản sinh dưỡng.
Sau đây là hình ảnh một số loại nấm tiêu biểu
Nấm tự nhiên mọc trong rừng
BẢNG DỰ TÍNH CHI PHÍ CHO 1 TRẠI NẤM CHUẨN 100 M2

Hao hụt 5 – 10%, còn lại 9 000 bịch.
Trọng lượng trung bình thu hoạch 1 bịch nấm x 3 lần = 300g/ 1 bịch
Tổng thu trong 1 vụ là 9000 bịch x 300g = 450 kg
Giá thu vào hiện thời: 235.000đ/1kg
Tổng thu: 450kg x 235.000đ/kg = 105.750.000đ
Trừ đi tổng chi phí ra số tiền lời, chia đều 4 tháng ra thu nhập 1 tháng.

Ghi chú : Chi phí đầu tư nhà trại và giá bịch phôi giao động tùy theo giá thị trường. Bảng trên chưa tính chi phí mặt bằng và chi phí vận chuyển. Đơn giá trên tính trong giai đoạn năm 2004.
                                                                                                                               Sưu tầm
NHÀ ƯƠM NẤM
Nhà ươm bịch phôi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.
Ươm bịch phôi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các bịch 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016


I. PHƯƠNG PHÁP THANH TRÙNG BẰNG ÁP SUẤT THƯỜNG
    Phương pháp này thường áp dụng cho quy mô sản xuất nhỏ, thiết bị là thùng phuy hoặc lò xây bằng gạch chịu nhiệt.
1.1 Thùng phuy:

 Hình 1. Thùng phuy