Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015




Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

KĨ THUẬT NUÔI TRỒNG, SẢN XUẤT NẤM LINH CHI
Thời vụ trồng nấm Linh Chi
Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
Đóng mùn cưa vào túi ni lông chịu nhiệt, hấp và cấy giống
Nguyên liệu
Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.
Phương pháp xử lý nguyên liệu
 Chuẩn bị:
- Mùn cưa của các loại gỗ kể trên.- Túi nilon chịu nhiệt.- Bông nút, cổ nút…- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)
- Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng vào túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.
Phương pháp thanh trùng:
Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian kéo dài 10-12 giờ.
Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.
Phương pháp cấy giống
Chuẩn bị:
- Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).
- Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội.
- Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…
Cấy giống:
Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25-30 túi nguyên liệu).
Chú ý:Giống cấy phải đảm bản đúng độ tuổi.Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau miệng chai giống bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát.Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang.Sau khi cấy giống ta đậy lại nút bông, vận chuyển túi vào khu vực ươm. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. 
Phương pháp ươm túi
Chuẩn bị khu vực ươm
Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.
Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.Trong quá trình sợi nấm phát triển nếu thấy có túi bị nhiễm cần phải loại bỏ ngay khỏi khu vực ươm, đồng thời tìm nguyên nhân để có cách khắc phục:Túi bị nhiễm bề mặt phần lớn do thao tác cấy và phòng giống bị ô nhiễm.Túi bị nhiễm từng phần hoặc toàn bộ có thể do bị thủng hoặc hấp vô trùng chưa đạt yêu cầu.
Phương pháp chăm sóc, thu hái
Chuẩn bị các điều kiện:
- Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:
- Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 220C đến 280C.- Độ ẩm không khí đạt 80-90%.- Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.
- Kín gió.
- Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:
Phương pháp không phủ đất
Rạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2-0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.
Thu hái:
- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400C-450C.- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.
- Khi thu hái hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận thu đợt 2.- Năng suất thu hoạch đạt 6-9% tươi, tương đương 1,8-3% khô (1 tấn nguyên liệu thu được từ 18 đến 30kg nấm Linh Chi khô). Khi kết thúc đợt nuôi trồng cần phải vệ sinh và thanh trùng nhà xưởng bằng foócmôn với nông độ 0,5-1%.
Phương pháp phủ đất
Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.


QUY TRÌNH LÀM TRẠI NẤM
Nhà trồng nấm linh chi
Qui trình làm trại:
Chọn cây làm trụ là cây gỗ chắc như cừ tràm, keo, đước…, cây làm kệ là tầm vông.
Chôn cây trụ thật chắc chắn như hình 4, sau đó đóng cây tầm vông lên cây trụ. Khoảng cách từ mặt đất lên cây tầm vông đầu tiên là 20cm. Các cây tầm vông còn lại cách nhau 40cm.


 Cách đóng trại

Tiếp theo chôn cây trụ thứ 2 cách cây trụ thứ 1 khoảng cách 20cm như hình 5. Đóng các cây tầm vông tương tự như trên.

Kệ kép

Mỗi một kệ dài 5m (bằng bề ngang của trại), ta chôn 4 cây trụ cách nhau 125cm.


 Kích thước chuẩn
Như vậy là ta đã hoàn thành được 1 kệ. Làm tương tự để được các kệ tiếp theo, mỗi kệ cách nhau 1m. Khoảng cách này rất quan trọng vì sẽ thuận lợi cho chúng ta đi chăm sóc hàng ngày. Nếu để khoảng cách quá nhỏ sẽ làm người đi đụng vào nấm làm gãy nấm. Khoảng cách quá xa gây lãng phí. Vì vậy khoảng cách tối ưu là 1m.
Trại chuẩn có diện tích 100m2 (5m x 20m), lợp bằng lá. Do cây nấm sống cần độ ẩm và nhiệt độ thấp, vì vậy ta lợp lá để giữ ẩm cho trại và giảm nhiệt độ trong trại. Xung quanh trại vây lưới để chống côn trùng.
Đóng kệ thật chắc chắn, vì mỗi kệ để khoảng 700 bịch phôi, tương đương khối lượng khoảng 1000kg (1 tấn).

Trại và cách sắp xếp kệ trong trại

NẤM LINH CHI XANH
Nấm Linh chi xanh hay còn gọi là nấm Lim xanh
Nấm Linh chi xanh hay còn gọi là nấm Lim xanh là loại dược liệu quý hiếm, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, dùng để bổ sung dưỡng chất, nâng cao tinh thần, thể lực, bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe, tinh thần cho người dùng.
Tên khoa học của nấm linh chi xanh là Ganoderma lucidum, loại nấm chỉ mọc ở thân hoặc gốc cây gỗ lim:
–   Có rất nhiều sách ghi chép về công dụng tuyệt vời của loại dược liệu này. Trong số đó, cuốn “Thần Nông Bản Thảo Kinh”, ra đời cách đây hơn 2.000 năm đã xếp nấm linh chi vào loại “siêu thượng phẩm” quý hơn cả nhân sâm. Trong bộ sách đầu tiền của Đông y có tên “Bản Thảo cương Mục” xếp nấm linh chi vào loại dược phẩm quý.
–   Tại Việt Nam, Lê Quý Đôn, Hải Thượng Lãn Ông xem nấm linh chi xanh là loại dược phẩm. Về sau Lê Quý Đôn đã tái khẳng định công dụng tuyệt vời của loại nấm linh chi xanh. Trong nền Y – dược học hiện đại cũng đã có không ít nghiên cứu về công năng kỳ bí mà loại dược liệu này đem lại với con người.
–   Ngày nay, nghiên cứu dược học, người được tôn là cây đại thụ trong nền y học cổ truyền Việt Nam – TS. Đỗ Tất Lợi đã có nhiều năm nghiên cứu về công dụng của loại nấm này công nhận những hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại cho con người.
Nấm linh chi xanh thường chỉ mọc, sinh trưởng trên thân hoặc gốc cây gỗ lim đã chết trong các khu rừng nguyên sinh ở Quảng Nam, điều này tạo điều kiện cho sự phát triển các tố chất chứa nhiều hoạt chất chữa bệnh.
 NẤM LINH CHI XANH LÀ GÌ?
Nấm linh chi xanh chủ yếu sinh sống một số tỉnh vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ Việt Nam.
Nấm linh chi chứa hàm lượng germanium cao gấp 5 – 6 lần. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong nấm cũng hỗ trợ đào thải và làm giảm lượng mỡ trong máu, giảm nguy cơ ung thư
Thành phần:
–    Nấm linh chi xanh chứa các thành phần như ligin, chất nito, phenol, chất béo, chất khử cùng hợp chất steroid, …
–    Bên cạnh đó, các thành phần germanium cao gấp 4 – 5 lần các loại nấm khác cũng hỗ trợ rất tốt cho cơ thể.
–    Theo nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hoang dại Trung Quốc, trong nấm linh chi xanh có lượng germanium cao giúp thúc đẩy sự hấp thụ của oxy, lưu thông khí huyết. (Lượng germanium trong nấm linh chi xanh cao gấp 8 lần nhân sâm).
 CÔNG DỤNG CỦA NẤM LINH CHI XANH:
Với người mắc bệnh gout, gan nhiễm mỡ:
–    Bản thân nấm linh chi xanh có chứa các chất Sterois, letinan, germanium, beta-D-glucan, hỗ trợ khả năng nâng cao mức chuyển hóa, đào thải axit uric trong máu, phục hồi nhanh chóng cơ thể. Hơn nữa, người dùng nấm linh chi xanh có thể ngăn ngừa, đẩy lùi căn nguyên gây bệnh gout (bệnh thống phong).
–    Bên cạnh các thành phần dược liệu, trong nấm linh xanh còn chứa một số hợp chất thảo dược thiên nhiên làm thanh lọc cơ thể, mát trong đồng thời kiểm soát lượng máu ở mức độ an toàn.
Với người mắc bệnh gan:
–    Các thành phần nhóm sterois, letinan, germanium cùng lingzhi-8 trong nấm linh chi xanh tương đối cao nên sẽ có khả năng chống oxy hóa mạnh, vừa hỗ trợ tìm và trị tận gốc các virut gây bệnh, vi khuẩn trú ngụ trong cơ thể hay trong gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp cholesterol.
–    Thành phần trong nấm linh chi có phần hơi nghiêng về những hợp chất thảo dược hỗ trợ tốt các với người mắc bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan.
–    Bên cạnh đó, người dùng nấm linh chi thường xuyên sẽ tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường chức năng làm trung hòa các virut, ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh từ đó ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư, ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh.
Đối với người mắc bệnh ung thư:
–    Thành phần germanium hữu cơ trong cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để chống lại các tế bào gây ung thư đồng thời loại bỏ các độc tố.
–    Một công dụng cực kỳ hiệu quả đã được chứng minh là nấm linh chi xanh hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể để tự sửa chữa và triêu diệt các tế bào ung thư gây hại.
–    Y học cổ truyền và Y học hiện đại đều nhận rằng nấm linh chi xanh là một trong những dược phẩm hỗ trợ chữa trị một số loại bệnh mang lại hiệu quả cao ở người như ung thư nội tạng, ung thư hệ tiêu hóa, ung thư hệ sinh dục, …
Với bệnh huyết áp, tim mạch:
–    Thành phần germanium hữa cơ, polysacchadies cùng adenosine kết hợp sẽ giúp bão hòa lượng huyết áp trong cơ thể, cho hệ tim mạch thêm khỏe mạnh, chống mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, hỗ trợ quá trình trao đổi năng lượng trong cơ thể được diễn ra trơn tru hơn.
–    Các chất trong nấm linh chi sẽ hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ tích tụ mỡ máu, làm tiêu tan lượng mỡ máu trong tim, cung cấp nhiều oxy cho cơ thể, lưu thông các mạch máu một cách dễ dàng.
Với người giảm cân:
–    Hàm lượng vitamin cùng chất khoáng trong cơ thể cung cấp lượng lớn các chất prrotein mà vẫn không lo nguy cơ gây thừa cân, béo phì, giảm lượng mỡ tích tụ trong cơ thể.
–    Bên cạnh đó, tinh chất ganoderic làm cho các tế bào nhanh chóng trẻ hóa trở lại, giảm mệt mỏi, suy nhược, từ đó, giúp duy trì sự trẻ trung, cho cơ thể luôn tràn đầy sức sống.
–    Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy rằng, người giảm béo dùng nấm linh chi sẽ làm quên đi cảm giác đói, chống hoa mắt, mất ngủ, đau dạ dày.
Đối tượng nên sử dụng nấm linh chi xanh:
–    Sản phẩm dùng tốt cho người bị ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp, người đang trong quá trình xạ trị.
–    Người mắc bệnh béo phì, thừa cân, tiểu đường, tim mạch, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
–    Người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, làm việc trong môi trường có nhiều khí độc.
–    Người bị bệnh gout.
–    Người muốn bồi bổ sức khỏe, tập trung cao độ, suy nhược cơ thể.
Hướng dẫn dùng sản phẩm:
Chè nấm linh chi với trứng cút:
Người dung chè nấm linh chi kết hợp trứng cút thường xuyên hỗ trợ bồi bổ cơ thể,
bổ máu khá tốt.
Nguyên liệu:
+ Nấm linh chi xanh.
+ Trứng cút.
+ Quả táo đỏ.
+ Đường thể.
Chế biến:
–    Luộc chín trứng cút, bóc vỏ, rửa sạch các loại nguyên liệu. Sau đó cho khoảng 8 chén nước vào nồi đất rồi hầm trên bếp lửa.
–    Nghiền nấm linh chi xanh thành bột: Nghiền nấm linh chi bột, cho vào tách hãm bằng nước sôi một lúc trong khoảng 5 phút rồi bắc ra uống cả bã (uống khi nước còn hơi nóng).
Sắc lấy nước uống hằng ngày: Cách này được mọi người tin dùng nhất bởi rất bổ, mát cho cơ thể:
Nguyên liệu:
+ Dùng 30g nấm linh chi xanh rửa sạch rồi nấu cùng 1.5 lít nước nóng cô đặc.
+ Chú ý để nhận biết khi nước đã có vị đắng thì hãm ra ấm trà dùng uống như trà. Có thể chia thành liều lượng khác nhau dùng uống trong ngày.
Chú ý, không nên dùng nấm linh chi kết hợp thuốc tây sẽ mất đi công hiệu quả nó, thời điểm dùng tốt nhất là lúc bụng bắt đầu có cảm giác đói.
Cách phân biệt nấm linh chi xanh tự nhiên và loại nuôi trồng:
Nấm linh chi xanh tự nhiên:
–    Nấm linh chi xanh tự nhiên thường có màu nâu đỏ, bóng loáng khi còn tươi. Khi nấm linh chi xanh dần khô sẽ chuyển sang màu đỏ sẫm, ít bóng hơn trước.
–    Nấm linh chi xanh sinh trưởng từ cây gỗ lim trong rừng sâu nên trên chân nấm vẫn còn vết của gỗ, hơi ẩm, thi thoảng có một cục màu đỏ dính vào chân nấm.
Nấm linh chi nuôi trồng :
–    Nấm linh chi nuôi trồng rất mềm và xốp, chỉ cần bóp nhẹ là biết ngay, bóng hơn nấm linh chi tự nhiên, chú ý quan sát dưới gốc nấm linh chi xanh nuôi trồng sẽ óc mùn cưa thay vì dấu của gỗ.
Bảo quản:
–   Sản phẩm nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
–    Sau khi dùng lần một nên bảo quản ở nơi mát mẻ.
Quý khách hàng có nhu cầu xin truy cập web site hoặc liên hệ trực tiếp đến địa chỉ để được tự vấn miễn phí:
Công ty TNHH Việt Pháp Onplaza.
Hotline 0436. 555.888 – 0435 66.88.99


Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015


Trồng nấm rơm

I/ SƠ LƯỢC NGHỀ TRỒNG NẤM
Nghề trồng và sản xuất nấm đã hình thành và phát rất lâu trên thế giới.
Dinh dưỡng và khả năng trị bệnh của các loại nấm đã làm gia tăng giá trị của loại sản phẩm này.
Những loại nấm sử dụng làm dược liệu như linh chi, đông cô, nấm bào ngư, nấm chân chim,…
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Cùng với sự phát triển của KHKT, nấm ăn đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm.
Ở Châu Âu, trồng nấm trở thành một ngành công nghiệp lớn, được cơ giới hoá toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao.
Ở Châu Á, trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao. Tuy nhiên, sản xuất qui mô gia đình nhưng nhiều hộ cùng sản xuất, do đó sản lượng cung ứng ra thị trường nhiều.

II/ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Hơn mười năm trở lại đây trồng nấm thực sự là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thống kê sản lượng nấm sản xuất ở phía Bắc cho thấy tốc độ phát triển của ngành nấm tăng nhanh, năm 2005 đã đạt khoảng 50.000 tấn, gấp mười lần năm 1995, nếu tính cả sản lượng của các tỉnh phía nam thì năm 2005 sản lượng nấm của Việt Nam đạt khoảng 170.000 tấn, xuất khẩu 50 – 60.000 tấn. Hiện nay giá nấm tươi trên thị trường nội địa rất cao, nấm mở 30 – 40.000 đ/kg, nấm sò (nấm bào ngư) 15 – 20.000đ/kg, so với giá thực phẩm của thời kì cúm gia cầm, LMLM trên gia súc, cua cá lên giá cao, thì nấm là một loại thực phẩm an toàn giàu chất dinh dưỡng tỏ ra phù hợp với nguời tiêu dùng. Sản lượng nấm thế giới mỗi năm đạt khoảng 20 triệu tấn, trong đó Trung Quốc chiếm ½ số này. Nấm mở muối và nấm hộp của Trung Quốc đang xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới (giá từ 1.300 – 1.500 USD/tấn), nhiều nhà máy của họ có nhu cầu mua nấm của Việt Nam. Có thị trường lớn đó là lợi thế cho ngành nấm tăng tốc.

III/ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRỒNG NẤM Ở VIỆT NAM
- Điều kiện tự nhiên ưu đãi, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng và lạnh không lớn nên có thể trồng nấm quanh năm.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào, nhất là rơm.
- Có lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông.
- Có truyền thống trồng nấm lâu năm.
- Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu cho năng suất và lợi nhuận cao.

IV/ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM ĂN
- Các loài nấm hiện nay là một loại rau cao cấp, sạch, đầy đủ dinh dưỡng (đạm, đường, khoáng và vitamin).
- Các loại nấm có đầy đủ acid amin (có 9 loại thiết yếu cho người).
- Hàm lượng đạm thay đồi tuỳ loại nấm: cao nhất là nấm trắng 24 – 44%; thấp nhất là nấm mèo 4 – 9%.
- Hàm lượng đường thay đổi từ 3 -28% trọng lượng tươi.
- Các vitamin như B, C, K, A, D, E,…trong đó nhiều nhất là sinh tố B.
Các loại nấm rất giàu khoáng (nấm rơm rất giàu Kali, Natri, Calci, Phosphat, Magiê,...).


Thành phần dinh dưỡng của một số loại nấm ăn (FAO, 1972)

Thành phần
(/100 g nấm khô)
Loại nấm
N. rơm
N. mèo
N. bào ngư
N. đông cô
N. mỡ
Độ ẩm
90.1
87.1
90.8
91.8
88.7
Protein thô (N x 4.38)
21.2
7.7
30.4
13.4
23.9
Carbohydrate (g)
58.6
87.6
57.6
78
60.1
Béo (g)
10.1
0.8
2.2
4.9
8
Xơ (g)
11.1
14
9.8
7.3
8
Tro (g)
10.1
3.9
9.8
3.7
8
Calci (mg)
71
239
33
98
71
Phospho (mg)
677
256
1348
476
912
Sắt (mg)
17.1
64.5
15.2
8.5
8.8
Natri (mg)
374
72
837
61
106
Kali (mg)
3455
984
3793
-
2850
Vit B1 (mg)
1.2
0.2
4.8
7.8
8.9
Vit B2 (mg)
3.3
0.6
4.7
4.9
3.7
Vit PP (mg)
91.9
4.7
108.7
54.9
42.5
Vit C (mg)
20.2
0
0
0
26.5
Năng lượng (kcal)
39.6
347
345
392
381

V/ GIÁ TRỊ TRONG Y HỌC
§  Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể :
Các polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hoá miễn dịch tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào lympho, kích hoạt tế bào lympho T và lympho B. Nấm linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ và mộc nhĩ đen còn có tác dụng nâng cao năng lực hoạt động của đại thực bào.
§  Kháng ung thư và virus.
§  Dự phòng và trị liệu các bệnh tim mạch.
§  Giải độc và bảo vệ tế bào gan.
§  Kiện tỳ dưỡng vị.
§  Hạ đường máu và chống phóng xạ.

§  Thanh trừ các gốc tự do và chống lão hoá.